Trước khi đi vào tì hiểu kỹ thuật nuôi baba thì chúng ta cùng tìm hiểu qua đặc điểm cấu tạo của loài bò sát này nha.
Họ Ba ba (danh pháp khoa học: Trionychidae Fitzinger, 1826) là tên gọi trong tiếng Việt của một họ bò sát thuộc phân lớp Không cung (Anapsida), bộ Rùa(Testudines). Thân có thể dài đến 1 m, mỗi chân có 3 móng. Phiến giáp bụng hở, không liền với mai lưng. Vỏ phủ một lượt da mềm, hô hấp phụ bằng da hỗ trợ cho phổi. Gồm 7 chi, 22-25 loài. Trong các phân loại khoa học cũ hơn, người ta xếp họ này vào phân lớp hay siêu bộ Chelonia.
Phân bố ở các vùng nước ngọt Đông Nam Á, châu Đại Dương, châu Phi, Bắc Mỹ và Đông Ấn, nhưng một số loài có khả năng thích nghi với các điều kiện môi trường nước lợ.
Đế có thế nuôi được baba ở các hộ gia đình thì chúng ta cần thực hiện qua 3 bước sau:
![]() |
Baba giống |
1. Ao nuôi, bể xây bê tông.
- Tường bao quanh ao, xây thẳng đứng để ngăn ba ba trốn thoát, ao thả những khúc gỗ nổi để ba ba lên sưởi ấm, giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ và làm khô mai, tránh tạo thành lớp tảo nhớt dễ sinh bệnh.
- Ðáy bể trải một lớp cát xốp, tốt nhất là cát trộn với bùn để nó vùi mình vào đó, chiều dài lớp cát phụ thuộc vào cỡ ba ba.
- Ba ba thích nước nông vì chỉ cần nghển cổ lên là tới mặt nước để đớp hít không khí, nếu nước sâu quá buộc chúng phải bơi ngoi lên mặt nước sẽ tốn năng lượng, ánh sáng mặt trời cũng giúp ba ba điều chỉnh thân nhiệt hiệu quả hơn và hạn chế bớt sự nhiễm bẩn nước.
- Nguồn nước lấy từ giếng và máy bơm, có ống chống tràn giữ cho mức nước không thay đổi, nhất là vào mùa mưa.
Nơi ba ba đẻ
- Mỗi bể nuôi có chỗ đẻ rộng khoảng 0,5 - 1,5m2, cát lót dầy : 15 - 25 cm. Ngoài ra có bể ấp trứng rộng 9 - 18m2, trứng phủ lớp cát dày 5 cm được tưới nước hằng ngày (vào buổi sáng trừ những ngày mưa), nơi ấp trứng có mái che để tránh mưa, nắng. Trứng ba ba ấp trong thời gian 60 ngày thì nở, ao cho ba ba sinh sản được nuôi với mật độ : 8 - 10 con/m2, tỉ lệ 1 đực, 2 - 3 cái, chúng thường đẻ trứng quanh năm.
Ao nuôi ba ba con
- Ba ba mới nở nuôi trong bể xây rộng : 1 - 22 m2, nước sâu 20 cm, mật độ : 1con/100 cm2 con, đáy cát dày 2 - 3 cm, xung quanh trồng cây lan dạ hương để ba ba tránh nắng hay ẩn nấp, có lưới chắn bên trên phòng chim dữ đến ăn ba ba.
Ao nuôi ba ba thịt
- Diện tích 90 - 1.700 m2, nước sâu : 45 - 60 cm.
- Bờ bê tông cao 45 cm.
- Ao 1.700 m2 nuôi 6.800 con.
- Thay nước từ 2 ngày/lần đến 1 tháng/lần, chất lượng nước được xác định bằng mắt thường dựa vào mầu nước và hành vi của ba ba. Trong ao thả cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) để tiêu diệt ấu trùng muỗi đẻ, có thể nuôi thêm cá quả (chana striatus) để ăn thức ăn thừa dưới đáy bể nuôi.
![]() |
Ao nuôi baba được xây cẩn thận |
2. Thức ăn cho baba :
- Dùng các loại cá đáy kém chất lượng làm thức ăn chính, bổ sung thêm bằng gà con kém phẩm chất, ruột gia cầm, phổi lợn. Ba ba sinh sản được nuôi bằng cá đáy sẽ đẻ ra trứng có vỏ cứng hơn, cho ăn 1 lần/1 ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối bằng cách ném thức ăn vào bể.
![]() |
Tận dụng nguần thức ăn cho baba |
3. Khâu thu hoạch :
- Khi thu hoạch có thể bắt ba ba bằng tay hoặc bằng lưới, sau mỗi đợt thu, cần để ao nuôi nghỉ khoảng 1 tháng, ngâm nước khoảng vài cm, thả cây rau muống dại (Ipomeae sp) để làm giảm vi sinh vật phát triển.
- Gần đây có gia đình ở Cần Thơ đã sản xuất được 3000 con ba ba con (giống ba ba trơn chuyển từ miền Bắc vào) có khả năng sinh sản quanh năm. Hy vọng kinh nghiệm nuôi ba ba ở Xingapo sẽ phần nào giúp cho phong trào nuôi ba ba ở nước ta.